Ở những thành phồ lớn khi diện tích đất ngày càng hạn chế, chung cư ngày càng phổ biến và sự lựa chọn hàng đầu của những người trẻ tuổi. Đặc biệt, căn hộ chung cư là một tài sản lớn, có giá trị cao do đó trong quá trình xây dựng tổ ấm của mình. Bạn cần đắn đo, cân nhắc từ vị trí chung cư, chủ đầu tư, diện tích, hướng căn rồi đến quá trình nhận nhà, làm nội thất. Qua bài viết này, Nội thất Apollo sẽ chia sẻ với bạn kinh nghiệm và những điều cần lưu ý khi nhận bàn giao căn hộ chung cư.
Kinh nghiệm nhận bàn giao căn hộ chung cư |
1. Dụng cụ chuẩn bị khi đi nhận bàn giao nhà
Ngoài những giấy tờ như sổ hộ khẩu, chứng minh thư, hợp đồng mua bán... để dễ dàng trong quá trình kiểm tra khi nhận bàn giao bạn nên chuẩn bị các dụng cụ:
- Thước nhôm thẳng, dài từ 1m trở lên.
- Xô hoặc chậu nước.
- Bút thử điện, đèn ngủ cắm tường hoặc sạc điện thoại.
- Một vài chiếc túi ni lông.
- Thước dây.
Ngoài ra bạn sẽ được chủ đầu tư cung cấp thêm bản vẽ mặt bằng căn hộ và bản vẽ điện nước khi nhận bàn giao, để dễ dàng kiểm tra, đối chiếu cũng như sửa chữa căn hộ, thi công nội thất.
Dụng cụ bạn nên mang theo để kiểm tra nhà |
2. Kiểm tra căn hộ
2.1 Kiểm tra cửa ra vào và cửa sổ
Bạn kiểm tra các cửa có được lắp đúng bên không, nghe thật vô lý nhưng Appollo đã từng làm nội thất cho căn hộ cửa chính bị lắp ngược bên. Yêu cầu các cánh cửa được lắp thẳng, bạn có thể kiểm tra bằng cách mở cửa khoảng 45 độ, cửa được lắp chuẩn sẽ không được tự mở hoặc tự đóng.
- Bản lề cửa phải được đúc chìm vào trong khuôn, không dính sơn hay bị xước, các đầu vít không bị toét. Cánh cửa được lắp cách sàn 5mm, cách khuôn không quá 2mm để đóng mở dễ dàng.
- Khóa cửa phải dễ vặn mở, không bị kẹt cũng không lỏng lẻo. Nếu sau khi đóng cửa, bạn cầm tay khóa giật hoặc đẩy nhẹ mà thấy cánh cửa bị rung lắc tức là đục khóa sai. Chìa khóa phải dễ cắm vào ổ và rút ra. Bạn cũng nên kiểm tra số lượng chìa và thử vào từng ổ khóa.
Nước tràn từ cửa sổ rất dễ gặp phải |
- Đối với cửa ban công, cửa lô gia bạn chặn lỗ thoát nước rồi đổ nước ra sàn để kiểm tra khả năng ngăn nước của cửa. Tránh trường hợp những hôm mưa lớn nước có thể tràn vào nhà.
- Với cửa sổ thì nên đóng mở vài lần để kiểm tra độ trơn trượt. Kiểm tra các khe giữa các chi tiết cửa, giữa cửa sổ và tường có được khít không? Nẹp cửa có chắc chắn không? Nếu có thời gian, vào những hôm mưa lớn, bạn có thể lên để kiểm tra cửa sổ có bị nước vào hay không. Đây là lỗi thường hay phát sinh, rất bất tiện khi gặp phải.
Cuối cùng, không thể bỏ qua tính thẩm mỹ. Cụ thể, cửa phải nhẵn mịn, không thô ráp hay có bọt khí trên bề mặt (kiểm tra bằng cách xoa tay lên mặt cửa). Cánh cửa ở các phòng không bị lệch màu, kể cả phần nẹp và khuôn cửa.
2.2 Kiểm tra diện tích căn hộ
Bạn nên đo đạc lại diện tích căn hộ để đối chiếu có đúng và đủ diện tích như trong hợp đồng mua bán không? Căn cứ vào bản vẽ mặt bằng diện tích căn hộ và hồ sơ kỹ thuật để tiến hành đo đạc, kiểm tra. Do thời gian có hạn, bạn chỉ cần tập trung đo đạc kích thước tổng thể như chiều dài, chiều rộng các phòng. Có những căn hộ, diện tích thực tế có thể chênh lệnh lên tới 5, 6m2 so với trên hợp đồng.
2.3 Kiểm tra hệ thống điện, viễn thông
Bảng điện trung tâm thường được đặt tại cửa chính căn hộ. Trong đó bao gồm 1 aptomat (cầu dao) tổng và các aptomat bếp, phòng khách, phòng ngủ,... Bạn cần kiểm tra số lượng aptomat, aptomat có được lắp đúng chiều (aptomat giật lên là bật, hướng xuống tắt). Đặc biệt, các thiết bị điện công suất lớn như: bếp từ, điều hòa, nóng lạnh... để đảm bảo an toàn cần có aptomat riêng. Nếu chủ đầu tư chưa lắp bạn cần lưu ý lắp thêm.
Bảng điện trung tâm |
- Kiểm tra đèn: bật tắt 3 lần liên tục tất cả các đèn để kiểm tra. Các đèn đều sáng đều, không nháy, đúng chủng loại trong biên bản bàn giao, công tắc dễ bật/tắt là đạt yêu cầu. Ngoài ra, bạn cũng cần để ý xem các bóng đèn có bị nứt, vỡ hay dính sơn hay không?
- Kiểm tra ổ cắm điện: bạn dùng đèn ngủ, bút thử điện hoặc sạc điện thoại để kiểm tra từng ổ cắm. Yêu cầu các ổ đều có điện khi bật aptomat và mất điện khi tắt, tránh trường hợp đầu nhầm. Các phòng có tối thiểu từ 2 cổ cắm trở lên. Khi lắp đặt nội thất, bạn có thể yêu cầu bên thi công bố trí thêm ổ cắm ở bếp, đầu giường, bàn học... để tiện lợi hơn trong quá trình sử dụng.
- Với đầu mạng, viễn thông: bạn chỉ cần kiểm tra đảm bảo mỗi phòng có tối thiểu một ổ cắm trở lên.
2.4 Kiểm tra hệ thống nước
Hệ thống nước của căn hộ tập trung ở khu vực bếp, nhà vệ sinh, khu vực ban công, logia.
Hệ thống cấp nước:
Kiểm tra hệ thống cấp nước bằng cách mở các đầu cấp, các vòi nước. Áp lực nước có bị mạnh quá hay yếu quá không. Kiểm tra đảm bảo các vòi nước không có hiện tượng rò rỉ, đặc biệt bồn cầu nhà vệ sinh rất dễ xảy ra.
Nước phải đảm bảo trong, sạch, không đục, không váng bẩn, không có mùi lạ.
Kiểm tra hệ thống điện, nước trong căn hộ |
Hệ thống thoát nước:
Bạn hứng nước vào xô hoặc chậu rồi đổ nước ra sàn nhà vệ sinh, ban công hay lô gia. Nước cần thoát nhanh, không bị đọng nước trên sàn. Thông thường, nước bị tắc là do vôi, vữa rơi vào trong quá trình xây dựng. Còn nước bị đọng là do không đủ độ dốc. Số lượng phễu thoát sàn: nguyên tắc tắm đứng riêng, sàn riêng.
Ngoài ra, chiều cao từ trần nhà xuống đầu chờ ống nước tối thiểu phải là 30cm, nếu nhỏ hơn sau sẽ không lắp được mặt lạnh của điều hòa. Đường ống thoát nước điều hòa có cao hơn đường gas không? Nếu cao hơn thì cần chỉnh lại nếu không lúc sử dụng nước sẽ bị chảy ngược vào trong nhà.
Chống thấm: bạn cũng nên kiểm tra khả năng chống thấm bằng cách dội nước lên tường nhà vệ sinh, lô gia, ban công.